Nguyên lý hoạt động Contactor

Không giống như rơle đa dụng chung chung, các contactor được thiết kế để kết nối trực tiếp với các thiết bị phụ tải mang dòng lớn. Rơle có xu hướng có công suất thấp hơn và thường được thiết kế cho cả các ứng dụng thường đóng và thường mở. Các thiết bị chuyển mạch hơn 15 Ampe hoặc trong các mạch điện nhiều hơn một vài kilowatt định mức thường được gọi là contactor. Ngoài các tiếp điểm phụ tùy chọn chịu được dòng điện nhỏ, hầu hết các contactor được trang bị các tiếp điểm thường mở ("dạng A"). Không giống như rơle, contactor được thiết kế với các tính năng để điều khiển và dập hồ quang được tạo ra ngắt các dòng mạch lực có giá trị lớn (cấp nguồn cho phụ tải lớn, chẳng hạn như động cơ).

Khi dòng điện chạy qua nam châm điện, một từ trường được tạo ra, sẽ hút lõi di động của contactor. Cuộn dây nam châm điện ban đầu sẽ 'hút' nhiều dòng hơn, cho đến khi điện cảm của nó tăng khi lõi kim loại đi vào cuộn dây. Tiếp điểm động được thúc đẩy bởi lõi di động; lực tạo ra bởi nam châm điện sẽ giữ cho các tiếp điểm di động và cố định với nhau. Khi cuộn dây contactor bị cắt điện, trọng lực hay lò xo sẽ trả lõi nam châm điện về vị trí ban đầu và mở các tiếp điểm ra.

Đối với các contactor AC, một phần nhỏ của lõi được bao quanh với một cuộn chắn, sẽ giúp trì hoãn nhẹ từ thông trong lõi của nó. Hiệu quả là giúp trung bình hóa lực kéo luân phiên của từ trường và do đó ngăn cho lõi không kêu ù ù ở tần số bằng 2 lần tần số lưới điện.

Bởi vì hồ quang điện và tác hại xảy ra khi các tiếp điểm đóng hoặc mở, các contactor được thiết kế để mở và đóng rất nhanh; thường có mộtcơ cấu điểm tới hạn nội bộ để đảm bảo cho contactor được tác động nhanh chóng.

Việc đi đóng nhanh chóng tuy nhiên có thể dẫn đến việc tăng hiện tượng giả dò tiếp điểm gây ra các chu kỳ đóng mở phụ không mong muốn. Một giải pháp là dùng các tiếp điểm chân xòe để giảm thiểu hiện tượng tiếp điểm bị nảy lên (giả dò); hai tiếp điểm được thiết kế để đóng đồng thời, nhưng trở lại vào những thời điểm khác nhau do đó mạch điện sẽ không bị ngắt trong một thời gian ngắn và gây ra hồ quang điện.

Một biến thể nhẹ có nhiều tiếp điểm được thiết kế để gài vào nhanh chóng. Đầu tiên là để thực hiện việc liên kết (tiếp xúc) và cuối cùng là để chịu được sự hao mòn do tiếp xúc lớn nhất và sẽ tạo ra một kết nối điện trở cao, sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt bên trong contactor. Tuy nhiên, điều đó sẽ bảo vệ các tiếp điểm chính khỏi sự phóng điện hồ quang, do đó một điện trở tiếp xúc thấp sẽ được thiết lập một phần nghìn giây sau đó.

Các kỹ thuật khác để tăng tuổi thọ của contactor là quét tiếp điểm; các tiếp điểm đi qua nhau sau khi tiếp xúc ban đầu để lau sạch bất kỳ vết bẩn nào.